Trong những năm gần đây, Việt Nam đang được đánh giá là một nước tiềm năng trong phát triển kinh tế, có nguồn nhân công rẻ cho nên có rất nhiều các công ty có mong muốn đầu tư vào nước ta.

Về vấn đề đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là một vấn đề được pháp luật Việt Nam bảo hộ để đảm bảo cho lợi ích của Nhà nước cũng như là của người dân Việt Nam.

Vì vậy để đáp ứng được những vấn đề mà pháp luật Việt Nam ban hành thì dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những thủ tục cho việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để các bạn có thể tham khảo nhé!

Thủ tục đăng kí đâu tư

Trước khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì các nhà đầu tư phải đáp ứng được những giấy tờ về đăng kí đầu tư.

Bạn cần phải có hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:

Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, bản sao chứng minh, căn cước hoặc hộ chiếu, đối với các tổ chức thì cần phải bản sao giấy chứng nhận thành lập.

Giấy tờ đề xuất dự án đầu tư.

Bản sao về báo cáo tài chính của công ty 2 năm gần nhất hoặc có giấy tờ cam kết về có sự hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ, những giấy tờ bảo lãnh về năng lục tài chính và tài liệu thuyết minh năng lực đầu tư.

Giấy tờ đề xuất nhu cầu sử dụng đất, cho thuê đất, cấp đất, báo cáo về địa điểm thuê đất.

Nộp hồ sơ

Các đại diện doanh nghiệp phải tìm đến đúng sở kế hoạch và đầu tư, nơi dự kiến đặt trụ sở chính hoặc ban quản lý các khu doanh nghiệp. Ban quản lí các khu công nghiệp và khu chế xuất nơi dự tính sẽ đặt trụ sở chính.

Để có được giấy phép kinh doanh hồ sơ của công ty thì bạn cần phải xin ý kiến thẩm tra của Bộ Công Thương.

Để tránh gặp phải các rủi ro trong quá trình sử dụng dịch vụ về pháp lý khi tiến hành thành lập công ty có vốn nước ngoài về kinh doanh xuất nhập khẩu thì các bạn nên yêu cầu những đơn vị tư vấn luật mà bạn lựa chọn cung cấp dịch vụ pháp lí hành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài về xuất, nhập khẩu hàng hóa như sau:

Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư.

Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.

Giấy phép kinh doanh.

Việc lựa chọn một dịch vụ tư vấn luật khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là một lựa chọn bắt buộc để bạn có thể đảm bảo những thủ tục về pháp lý. Chúng tôi mong rằng với những tư vấn trên đây sẽ cho bạn một hướng đi đúng đắn nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *