Khi ly hôn việc yêu cầu giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con và tài sản chung là vấn đề không thể tránh khỏi. Tuy nhiên đương sự cần hiểu rõ quyền lợi ích của mình trước khi đưa ra yêu cầu nhằm đảm bảo quyền lợi và tránh những yêu cầu trái quy định, nội dung này được luật sư tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất: Quan hệ pháp luật về con chung được quy định như sau

– Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ chồng thỏa thuận về người tiếp nuôi con, nghĩa vu, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án  quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về moi mặt của con, nếu còn đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Nếu con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục hoặc cha mẹ có thỏa thuận phù hợp với lợi ích của con.

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Sai khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền , nghĩa vụ thăm nom con mà không được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trờ hoặc gây ảnh hưởng xấu  đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyết định thăm non của người đó.

– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

– Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

– Cha mẹ thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con

– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con còn phải xem xét nguyện của con từ 07 tuổi trở rở lên

Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiên trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết đinh giao con cho người giám hộ theo quy đinh của Bộ luật dân sự.

giai quyet sau ly hon

Xem thêm: Luật sư tư vấn, tư vấn luật hôn nhân gia đình

Thứ hai về Quan hệ về tài sản

– Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng. Tòa án giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014.

– Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân gia đình 2014 để giải quyết.

– Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến yếu tố sau

a) Hoàn cảnh gia đình chồng vợ

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động, tạo thu nhập.

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

– Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

– Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

– Trong trường hợp có sự sát nhập, trộn lẫn tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chông có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá tri tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

–  Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao đông và không có tài sản tự nuôi mình.

–  Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật Hôn nhân gia đình 2014 và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *