Quyền sở hữu tài sản là một trong những chế định vô cùng quan trọng được quy định trong bộ luật Dân sự. Để giải quyết các vấn đề phát sinh do tranh chấp tài sản, Bộ luật Dân sự đã quy định ngày càng cụ thể hơn quyền sở hữu tài sản qua các lần bổ sung, sửa đổi.

Các quyền của chủ sở hữu tài sản
Bao gồm các quyền: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo các quy định của pháp luật. Để đăng kí quyền sở hữu, đối với động sản thì không cần phải đăng kí (trừ những trường hợp ngoại lệ được quy định trong pháp luật), còn đối với bất động sản thì chủ thể cần làm theo những quy định của bộ luật Dân sự và pháp luật.
Chủ thể của quyền sở hữu là những cá nhân hoặc tổ chức có tài sản được các quy định của pháp luật dân sự thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp. Chủ sở hữu có đủ ba quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt.
Khách thể của quyền sở hữu được thể hiện dưới dạng vật chất, là các lợi ích vật chất, bao gồm: vật, giấy tờ có giá, tiền, các quyền tài sản.
Hình thức sở hữu tài sản
Sở hữu nhà nước: những tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước bao gồm
Tài sản tự nhiên: đất đai, thềm lục địa, vùng trời, rừng tự nhiên, rừng được trồng bằng ngân sách nhà nước, các tài nguyên dưới lòng đất, trong lòng biển.
Tài sản lấy vốn nhà nước để đầu tư: Vốn mà nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp, cho các công trình thuộc nhiều lĩnh vực trong đời sống, trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc như kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh…
Sở hữu tập thể
Sở hữu tập thể là quyền sở hữu của các hợp tác xã hoặc hình thức kinh tế tập thể do các cá nhân hoặc hộ gia đình cùng chung tay đóng góp (vốn, hợp tác sản xuất kinh doanh…) để đạt được mục đích chung đã nói trong điều lệ, dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý cùng hưởng lợi.
Tài sản được được tạo nên bởi sự đóng góp của nhiều cá nhân (đóng góp bằng thu nhập hợp pháp) có sự hỗ trợ của nhà nước hoặc các tổ chức nào khác, được pháp luật thừa nhận là tài sản thuộc quyền sở hữu của tập thể đó
Sở hữu tư nhân
Là sở hữu của một cá nhân với tài sản được pháp luật thừa nhận là hợp pháp của mình.
Bao gồm ba hình thức: sở hữu cá nhân, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư nhân.
Cá nhân có quyền sử dụng các quyền chiếm hữu, sở dụng, định đoạt tài sản đối với tài sản thuộc sở hữu của mình để phục vụ các mục đích đích khác nhau của chủ thể.
Sở hữu chung
Là quyền sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản của mình, được xác lập theo thỏa thuận từ trước của các chủ sở hữu theo tập quán hoặc quy định của pháp luật.
Sở hữu chung có hai hình thức: sở hữu chung theo phần, sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung hỗn hợp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *