Hiện nay, Nhà nước có rất nhiều chính sách, khuyến khích các hoạt động kinh doanh phát triển kinh tế. Vì vậy, có rất nhiều doanh nghiệp mới được thành lập. Vậy có đối tượng nào bị cấm thành lập doanh nghiệp không? Hay cán bộ, công chức có được thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp không? Hãy cũng Luật Đại Hà tìm hiểu rõ vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

  1. Cán bộ, công chức là gì?
  • Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
  • Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”.
  1. Cán bộ, công chức có được thành lập doanh nghiệp không?
  • Theo quy định của pháp luật, các đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp bao gồm:
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
  • Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
  • Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, cán bộ, công chức không được thành lập doanh nghiệp.
  1. Cán bộ công chức có được góp vốn vào doanh nghiệp hay không?
  • Theo quy định của pháp luật, các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp bao gồm:
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
  • Như vậy, nếu cán bộ, công chức không phải là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu thì vẫn được góp vốn vào doanh nghiệp. 
  • Tuy nhiên, cán bộ, công chức chỉ được góp vốn, không được giữ các vị trí, chức vụ quản lý doanh nghiệp. Chính vì vậy cán bộ, công chức không được góp vốn vào Công ty TNHH (khi góp vốn sẽ trở thành thành viên Hội đồng thành viên, thuộc người quản lý doanh nghiệp).

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Đại Hà về vấn đề cán bộ, công chức có được thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp không. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ với Luật Đại Hà để được sử dụng những dịch vụ sau:

  • Tư vấn toàn diện cho Khách hàng về quy định pháp luật và cách giải quyết vấn đề.
  • Tư vấn, soạn thảo toàn bộ hồ sơ pháp lý.
  • Đại diện theo ủy quyền của Khách hàng, trực tiếp thực hiện các thủ tục hành chính tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, để nộp hồ sơ và nhận kết quả.
  • Chi phí trọn gói và tối ưu nhất cho Khách hàng.

Với uy tín và năng lực đã được khẳng định, 

———————————————
CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ
Điểm tự pháp lý – Vững bước thành công
? Trụ sở chính: 44 ngõ 282 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội
?Hotline 24/7: 0972 923 886
?Website: luatdaiha.com
CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ
Địa chỉ: Số 44/282 Lạc Long Quân, P. Bưởi, Tây Hồ,Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI SƠN TÂY
Địa chỉ: Số 78 phố Sơn Lộc, P. Sơn Lộc, TX. Sơn Tây, Hà Nội
Hotline: 0972 923 886

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *