Hỏi: Công ty A có một khoản tiền đầu tư, dự định sẽ đưa khoản tiền này cho một cá nhân để đầu tư mua cổ phần tại một Công ty B, cá nhân sẽ đứng tên sở hữu cổ phần theo quy định.  Luật sư hãy tư vấn cho Công ty A các hình thức để Công ty A có thể thực hiện giao dịch nêu trên; đồng thời; đánh giá các rủi ro pháp lý đối với từng hình thức để Công ty A đưa ra lựa chọn nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho Bên A.

Chào bạn, Luật Đại Hà giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Trong trường hợp này Công ty A muốn ủy quyền cho 1 cá nhân để mua cổ phần của công ty B. Cá nhân đó có thể mua cổ phần qua 2 phương thức: chuyển nhượng trực tiếp thông qua hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc chuyển nhượng gián tiếp thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Để cá nhân có thể mua cổ phần của công ty B, công ty A cần chuyển khoản tiền dự định đầu tư của công ty A cho cá nhân. Khi chuyển khoản tiền dự định đầu tư công ty A cần có hợp đồng ký kết giữa Công ty A và cá nhân. Công ty A có thể lựa chọn ký kết hợp đồng với cá nhân A để ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong trường hợp này thì công ty A có thể thực hiện hợp đồng như: hợp đồng cho vay tài sản, hợp đồng hợp tác đầu tư…

  • Đối với hợp đồng vay tài sản Công ty A xác định “Khoản tiền đầu tư” là “Tài sản cho vay” lúc này 2 bên có thể thỏa thuận với nhau về các điều khoản trong hợp hợp đồng xong cần lưu ý những trường hợp hợp đồng bị vô hiệu hóa. 
  • Đối với hợp đồng hợp tác đầu tư, Công ty A ký kết với cá nhân xác định “Khoản tiền đầu tư” là việc Công ty A đầu tư khoản tiền này cho cá nhân nhằm thu lại lợi nhuận từ việc đầu tư đó.

Các rủi ro pháp lý khi Công ty A đưa tiền đầu tư cho cá nhân đi mua cổ phần tại Công ty B.

  • Giả định cá nhân không tuân thủ, vi phạm hợp đồng đã ký với Công ty A. Khi đó, giữa Công ty A và cá nhân chỉ thực hiện việc kiện tụng đòi lại tài sản hoặc tranh chấp về hợp đồng. Việc này nếu giá trị cổ phần của công ty B lớn hơn số tiền, tài sản Công ty A giao cho cá nhân, thì Công ty A rủi ro, thiệt hại tài chính.
  • Giả định cá nhân tuân thủ hợp đồng đã ký với Công ty A, nhưng cá nhân đó tại Công ty B, họ có quyền bán cổ phần của công ty B với giá tiền cao hơn số tiền Công ty A giao cho cá nhân, thì rủi ro: Công ty A chỉ nhận được số tiền đã giao cho cá nhân đi mua cổ phần mà không nhận được đầy đủ số tiền lợi nhuận từ việc đầu tư này.

Để hiệu quả, lợi ích của Công ty A được đảm bảo, tránh các rủi ro pháp lý, Công ty A nên trực tiếp mua cổ phần của Công ty B và chỉ cử cá nhân là người đại diện quản lý số cổ phần của Công ty A tại công ty B, việc làm này vừa phù hợp với quy định pháp luật vừa tránh được rủi ro pháp lý cho Công ty A khi đầu tư tiền mua cổ phần, bởi chính Công ty A là cổ đông sở hữu cổ phần chứ không phải là cá nhân hay tổ chức khác, nên quyền của Công ty A với tư các là cổ đông của Công ty B luôn được pháp luật bảo vệ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Đại Hà về vấn đề rủi ro pháp lý khi nhờ, thuê cá nhân, tổ chức khác mua cổ phần. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Đại Hà để được tư vấn từng trường hợp cụ thể.

———————————————

CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ
Điểm tự pháp lý – Vững bước thành công
? Trụ sở chính: 44 ngõ 282 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội
? https://goo.gl/maps/4v4o5deBZob33nvL6
?Hotline 24/7: 0972 923 886
?Website: luatdaiha.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *