Người không có huyết thống (hay gọi tắt là người ngoài) với mình, có được nhận di sản thừa kế tài sản) của mình để lại trong tương lai hay không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đang vướng mắc và băn khoăn vì một lý do nào đó mà họ chỉ muốn để lại tài sản của mình cho người khác chứ không phải là người thân ruột thịt của mình. Vậy người không có huyết thống với mình có thể hay không thể nhận di sản sau khi mình qua đời? Hãy cùng Luật Đại Hà giải đáp vướng mắc trên qua bài viết dưới đây.

Người không huyết thống có thể được nhận di sản, trong trường hợp người để lại di sản lập di chúc, bởi lẽ:

  • Người để lại di sản lập di chúc và chỉ định người không huyết thống là người được nhận di sản của mình. Bởi, Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi người đó chết. Di chúc có thể được lập bằng văn bản, miệng (lời nói), có thể có công chứng, chứng thực hoặc được làm chứng bởi Luật sư. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
  • Khi người để lại di sản lập di chúc bằng văn bản, thì phải có ít nhất là hai người làm chứng cho di chúc. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Di chúc đúng quy định về hình thức theo quy định pháp luật dân sự
  • Theo quy định pháp luật, thì người lập di chúc có các quyền sau:
  • Chỉ định ai là người được hưởng thừa kế di sản của mình. Như vậy, người có huyết thống hay không có huyết thống, muốn được nhận di sản thì phải dựa theo ý chí của người lập chi chúc để thực thi.
  • Quyết định và phân chia di sản (tài sản) của mình cho từng người thừa kế. Trong trường hợp này, người lập di chúc có quyền để một phần di sản của mình cho người không huyết thống, hoàn toàn dựa vào ý chí của người lập di chúc và được pháp luật công nhận

Nên lập chi chúc như thế nào để người không huyết thống cũng được hưởng di sản?

Người lập di chúc/ người để lại di sản hoàn toàn có quyền lựa chọn các hình thức để lập di chúc như sau:

  • Di chúc bằng văn bản.
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực.
  • Di chúc bằng miệng (bằng lời nói).

Những ai được làm chứng cho di chúc

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau:

  • Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc
  • Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

 

CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ
Địa chỉ: Số 44/282 Lạc Long Quân, P. Bưởi, Tây Hồ,Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI SƠN TÂY
Địa chỉ: Số 78 phố Sơn Lộc, P. Sơn Lộc, TX. Sơn Tây, Hà Nội
Hotline: 0972 923 886

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *