Thực tế hiện nay đã có rất nhiều trường hợp cha mẹ mất không để lại di chúc phân chia tài sản cho các con, dẫn đến các tranh chấp phát sinh không đáng có. Đối với những trường hợp cha mẹ có tài sản là đất đai, khi mất không để lại di chúc thì đất đai này sẽ xử lý thế nào, chia tài sản cho các con như thế nào. Hãy cùng Luật Đại Hà giải đáp các vướng mắc trên qua bài viết dưới đây:
Thực hiện việc phân chia tài sản của cha mẹ để lại theo quy định pháp luật (chia cho các hàng thừa kế)
Căn cứ quy định của Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người để lại di sản chết mà không có di chúc thì nhà đất được thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự hàng thừa kế sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Cách phân chia nhà đất, thừa kế theo pháp luật
Khi cha mẹ mất đi mà không để lại di chúc, thì nhà đất của cha mẹ được coi là di sản. Việc chia di sản theo quy định pháp luật được thực hiện như sau:
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Như vậy, khi cha mẹ mất, không để lại di chúc thì các con đẻ (không tính con dâu, con rể) mỗi người con sẽ được hưởng một phần bằng nhau di sản (chia đều cho các con).
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Trình tự thực hiện việc nhận di sản là đất đai do cha mẹ mất không để lại di chúc
- Bước 1: Tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng và niêm yết việc khai nhận di sản này tại UBND xã/ phường/ thị trấn nơi có đất;
- Bước 2: Thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ/ quyền sử dụng đất cho những người được nhận di sản.
- Lưu ý: Việc sang tên sổ đỏ do nhận di sản thừa kế từ cha, mẹ sẽ không phát sinh tiền thuế, tuy nhiên người nhận di sản vẫn phải thực hiện việc kê khai hồ sơ khai thuế theo quy định pháp luật.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi nhận di sản từ cha mẹ
- Bản gốc sổ đỏ (Giấy chứng nhận QSDĐ)
- Giấy chứng tử của cha, mẹ
- Giấy chứng tử, hoặc xác nhận phần bia mộ đối với những người có quan hệ huyết thống với người đã mất, trong trường hợp này là bố mẹ đẻ của người đã mất (chính là ông/ bà sinh ra bố, mẹ).
- Các giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người nhận di sản: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, CMND/CCCD.
Luật sư tư vấn và hỗ trợ dịch vụ Thừa kế nhà đất
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về thủ tục nhận di sản thừa kế khi cha mẹ mất không để lại di chúc, hãy liên hệ Luật Đại Hà để được sử dụng dịch vụ sau:
- Tư vấn pháp luật miễn phí quy trình, thủ tục thực hiện thủ tục khai nhận di sản, công chứng và sang tên sổ đỏ, cùng các vấn đề phát sinh khác;
- Soạn thảo hồ sơ, theo dõi và hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện;
- Dịch vụ công chứng, niêm yết khai nhận di sản thừa kế.
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục hành chính tại Cơ quan nhà nước.
- Đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, làm việc khoa học, hiệu quả, tiết kiệm thời gian;
- Chi phí trọn gói, giá cạnh tranh
bố mẹ của e mất giấy tờ sổ đỏ mẹ đứng tên giờ e muốn làm giấy phân chia của hai anh em .. hộ khẩu chỉ có em vs anh của em . mà giờ nếu anh của em không chịu ký vậy mình làm được không a/c
Em liên hệ 0972 923 886 nhé để được tư vấn chi tiết nhé
Cho em hỏi em là con một mẹ em mất mà không để di chúc thì em có nhận được hết tài sản không , ông bà. Ngoại em mất hết rồi còn 2 cậu là em trai mẹ,
Em liên hệ 0972 923 886 nhé