Nhiều trường hợp xây dựng nhà ở cần phải xin giấy phép, nhưng do hiểu biết về pháp luật xây dựng các cá nhân, tổ chức còn hạn chế, đã không xin giấy phép khi tiến hành xây dựng. Vậy khi xây dựng nhà ở không phép cá nhân, tổ chức có bị phạt hay không? Có bị buộc tháo dỡ không? Hãy cùng Luật Đại Hà tìm hiểu những quy định pháp luật mới nhất liên quan đến vấn đề này nhé.

Xây dựng nhà không phép

  • Xây dựng không phép là hành vi mà cá nhân, tổ chức khi khởi công, xây dựng mà không có giấy phép xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp được miễn.

Các trường hợp xây nhà ở được miễn giấy phép

  • Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng.

Các trường hợp xây nhà ở phải xin giấy phép.

  • Nhà ở riêng lẻ tại đô thị, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
  • Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô từ 07 tầng trở lên.

Mức phạt khi xây dựng nhà ở không phép.

  • Mức xử phạt với hành vi tổ chức xây dựng nhà ở không có giấy phép như sau:
  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
  • Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác.
  • Các mức phạt trên áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
  • Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như buộc phá dỡ.

Các trường hợp xây dựng không phép không bị buộc phá dỡ

  • Đối với hành vi đang xây dựng không phép thuộc trường hợp đủ điều kiện cấp phép thì:
  • Người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình;
  • Trong thời hạn 30 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về cấp giấy phép và bổ sung thêm hồ sơ chứng minh đã hoàn thành việc nộp phạt vi phạm hành chính;
  • Hết thời hạn quy định, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình giấy phép xây dựng được cấp thì người có thẩm quyền xử phạt ra văn bản thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm tự phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm;
  • Trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm xuất trình giấy phép xây dựng, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm tổ chức kiểm tra hiện trạng, lập biên bản ghi nhận sự phù hợp của hiện trạng với giấy phép xây dựng.
  • Đối với hành vi xây dựng không phép đã hoàn thành xây dựng:
  • Hành vi vi phạm xảy ra từ ngày 4/1/2008 và đã kết thúc trước ngày 15/1/2018, nhưng sau ngày 15/1/2018 mới được người có thẩm quyền phát hiện hoặc đã được phát hiện trước ngày 15/1/2018 và đã có một trong các văn bản như: biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả;
  • Không vi phạm chỉ giới xây dựng;
  • Không ảnh hưởng các công trình lân cận;
  • Không có tranh chấp;
  • Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp. Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ
Địa chỉ: Số 44/282 Lạc Long Quân, P. Bưởi, Tây Hồ,Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI SƠN TÂY
Địa chỉ: Số 78 phố Sơn Lộc, P. Sơn Lộc, TX. Sơn Tây, Hà Nội
Hotline: 0972 923 886

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *