tình hình kinh tế – xã hội ngày càng phức tạp các tranh chấp ngày càng đa dạng, phức tạp đặc biệt là các tranh chấp về đất đai. Để giải quyết tình trạng trên, pháp luật quy định nhiều phương thức giải quyết tranh chấp như hòa giải, giải quyết tại UBND các cấp và giải quyết thông qua Tòa án. Để lựa chon được phương thức giải quyết phù hợp với từng tranh chấp, Quý khách hàng hãy tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

  1. Tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải cơ sở.
  • Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải cơ sở.
  • Đây là cách thức được nhà nước khuyến khích nhưng kết quả giải quyết không bắt buộc các bên phải thực hiện mà phải phụ thuộc vào sự thiện chí của các bên;

Bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã:

  • Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không tự hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tranh chấp để hòa giải;
  • UBND tiến hành hòa giải và lập biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành;
  • Nếu không hòa giải được thì các bên trong tranh chấp có quyền khởi kiện hoặc gửi đơn đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết.
  1. Giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND.
  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền (nếu tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì nộp tại UBND cấp huyện);
  • Đương sự trong vụ việc tranh chấp đất đai không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong những giấy tờ chứng minh về nguồn gốc đất thì có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền;
  • Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND cấp huyện thì cá nhân có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
  1. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

Các tranh chấp về đất đai được khởi kiện tại tòa án:

  • Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất;
  • Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng…);
  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất tự lựa chọn Tòa án để giải quyết.

Điều kiện khởi kiện:

  • Người khởi kiện có quyền khởi kiện theo quy định pháp luật;
  • Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo loại việc;
  • Tranh chấp chưa được giải quyết;
  • Tranh chấp đã được hòa giải tại UBND cấp xã.
  1. Lưu ý
  • Tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải tiến hành thủ tục hòa giải.
  • Nếu hòa giải thành thì kết thúc tranh chấp; nếu hòa giải không thành thì tùy vào từng trường hợp mà pháp luật có cách giải quyết khác nhau (khởi kiện, đề nghị UBND cấp huyện, tỉnh giải quyết).

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Đại Hà về các phương thức giải quyết tranh chấp đất đai. Quý khách có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ với Luật Đại Hà để được giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác nhất.

———————————————
CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ
Điểm tự pháp lý – Vững bước thành công
? Trụ sở chính: 44 ngõ 282 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội
?Hotline 24/7: 0972 923 886
?Website: luatdaiha.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *