Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật quy định việc lập di chúc cần có người làm chứng. Vậy những ai được làm chứng khi lập di chúc? Hãy cùng Luật Đại Hà tìm hiểu những điều kiện để làm người làm chứng di chúc qua bài viết dưới đây nhé.

  1. Người làm chứng là gì?
  • Người làm chứng là người chứng kiến sự việc một cách khách quan, độc lập, không bị ràng buộc hoặc bị ảnh hưởng từ bất cứ yếu tố hay chủ thể nào liên quan đến sự việc mà họ chứng kiến trong việc lập di chúc.
  1. Người làm chứng cho việc lập di chúc.

Mọi người đều có quyền làm chứng cho việc lập di chúc, trừ các trường hợp sau:

  • Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
  • Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc;
  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
  1. Điều kiện để di chúc hợp pháp.
  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức của di chúc không trái quy định của luật;
  • Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc;
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
  • Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện như: người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng bức trong khi lập di chúc; nội dung của di chúc không trái đạo đức xã hội, không trái quy định của luật.
  • Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
  1. Các trường hợp lập di chúc phải có người làm chứng.
  • Người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất 02 người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt người làm chứng. Những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
  • Người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã.
  • Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Hà về vấn đề người làm chứng di chúc. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến di chúc vui lòng liên hệ ngay với Luật Đại Hà để được tư vấn chi tiết.

———————————————
Thông tin liên hệ
CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ
Điểm tự pháp lý – Vững bước thành công
? Trụ sở chính: 44 ngõ 282 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội
?Hotline 24/7: 0972 923 886
?Website: luatdaiha.com
CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ
Địa chỉ: Số 44/282 Lạc Long Quân, P. Bưởi, Tây Hồ,Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI SƠN TÂY
Địa chỉ: Số 78 phố Sơn Lộc, P. Sơn Lộc, TX. Sơn Tây, Hà Nội
Hotline: 0972 923 886

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *